Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Từ hộ chiếu có hình đường chín đoạn, nghĩ về ý thức giáo dục chủ quyền.
--------------------------------------------------------Tử Du

Việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền Việt Nam khi cho in đường lưỡi bò (đường chín đoạn) vào hộ chiếu của công dân nước này đã bị công luận các quốc gia trong khu vực lên tiếng chỉ trích và Việt Nam – với tư cách một quốc gia bị xâm hại quyền lợi hợp pháp cũng đã có phản ứng thích hợp bằng hành động chứ không còn dừng ở tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam.

 


Với hành động đóng dấu huỷ vào 111 hộ chiếu in hình lưỡi bò và cấp thị thực rời cho những khách du lịch sử dụng loại hộ chiếu này, Việt Nam đã bày tỏ thái độ của mình đối với hành vi xâm hại chủ quyền biển đảo từ phía Trung Quốc một cách kiên quyết mà ôn hòa.


Cuộc đấu tranh pháp lý nhằm bảo vệ biển đảo Việt Nam là cuộc đấu tranh lâu dài, cần sự sáng suốt, khéo léo và kiên trì của Đảng và Chính phủ. Vấn đề cần ghi nhận ở đây là chính bản thân mỗi người Việt Nam thấy được gì từ hành vi nói trên của giới lãnh đạo Trung Nam Hải? In 6 triệu hộ chiếu có hình lưỡi bò và gán vào thuộc lãnh hải Trung Hoa, Bắc Kinh thừa hiểu là điều ấy không có giá trị về pháp lý quốc tế vào lúc này, bởi đường chín đoạn không hề có tọa độ vị trí chính xác, mốc quy chiếu định vị cụ thể, nhưng cái họ muốn ở đây là tiếp tục giáo dục nhiều thế hệ người Trung Quốc về cái gọi là “di sản lịch sử về chủ quyền Trung Hoa đối với vùng biển rìa lục địa Tây Thái Bình Dương mà Việt Nam quen gọi là Biển Đông”.


Bởi vì trong tất cả các hội thảo về pháp lý lãnh hải của các nhà khoa học  tại Việt Nam cũng như ở Trung Quốc cho thấy Chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ đề cập một cách chính thức đến đường lưỡi bò như một ranh giới bất khả xâm phạm đối với chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.


Đây là một trong những nhân tố cơ bản đầu tiên cần nhấn mạnh. Đúng là việc duy trì biểu tượng của đường này trên các bản đồ do Bắc Kinh xuất bản tiếp tục gây ra tình trạng mập mờ về thực chất của những yêu sách của Trung Quốc, một tình trạng kéo dài xuất phát từ thực tế là hầu hết người dân Trung Quốc đều cho rằng đây đơn giản là sự khẳng định đối với “việc đã rồi” và vì thế không việc gì phải bàn đi cãi lại.




Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1947, trong một tập bản đồ tư nhân (chứ không phải do nhà nước xuất bản) dưới dạng một đường nét liền được vẽ bằng tay. Cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn để xác định được nguồn gốc chính xác của đường này, nhưng trong thực tế, không tìm thấy bất kỳ một tọa độ nào của những điểm khác để có thể xác định vị trí chính xác của đường lưỡi bò và Trung Quốc cũng không có chút tư liệu nào về “thiên tài” đã vẽ lên đường lưỡi bò bất hủ nọ: một ông giáo già lẩm cẩm, một chủ quán sách cũ chán chuyện bán buôn ế ẩm hay một cậu nhóc mất dạy vẽ bậy trên bản đồ trước khi đem bán...ve chai.


Sau khi xuất hiện, đường lưỡi bò tiếp tục thay đổi thành một đường gián đoạn 11 nét, rồi 9 nét bắt đầu từ những năm 1950, tức sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời. Ba giai đoạn như vậy hợp thành một nhân tố quan trọng để làm cơ sở xem xét các cuộc tranh luận về sau. Những tấm bản đồ về Biển Đông và về đường lưỡi bò mà chúng ta có thể tìm thấy đều được phát hành sau năm 1950. Trên những bản đồ này có ghi những chữ cái Trung Quốc viết theo lối giản thể (chứ không có các chữ cái Trung Quốc truyền thống viết theo lối phồn thể mà những người dân tộc chủ nghĩa vẫn còn sử dụng) hoặc những chữ cái Latinh được viết theo cách phát âm (dạng viết được nhà nước Trung Hoa nhân dân chấp nhận).


 


Trong những điều kiện như vậy, có thể hiểu rằng một đường ranh giới như vậy không phải là sự thể hiện chính thức ý chí áp đặt chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông (bởi các bản đồ của triều đình Mãn Thanh xuất bản đầu thế kỷ 20 đã xác định cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam) mà đó là đường xác định phạm vi lãnh hải mà toàn bộ phía trong của nó là đối tượng của các cuộc thảo luận mà Trung Quốc muốn tiến hành để xác định chủ quyền trước hết là của Trung Quốc, sau đó mới là của các quốc gia khác, đối với những vùng đất nổi và đôi khi cả những vùng đất chìm.


 


Đó là giới hạn mà Trung Quốc đặt ra đối với “khu vực tranh chấp”. Và như vậy, Trung Quốc tiếp tục gieo rắc với cả thế giới rằng “Toàn bộ biển Đông (phần nằm bên trong đường lưỡi bò chín đoạn)  vốn là di sản lịch sử khẳng định chủ quyền của Trung Quốc và những quốc gia như Việt Nam, Philippines mới là những kẻ cướp đoạt”(!?) Nội dung này đã từng được Trung Quốc lặp đi lặp lại suốt hơn nữa thế kỷ, từ năm 1954, qua bản đồ lãnh thổ in trong quyển “Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại” xuất bản tại Bắc Kinh. Bản đồ ấy ghi rõ Việt Nam là phần lãnh thổ thứ 11 phải thu hồi (Thái Lan là phần lãnh thổ có vị trí thứ 10, Myanmar số 7, Nepal số 3...) .


 


Tiến sĩ công nghệ thông tin Phạm Quang Thái (hiện là giảng viên Đại Học Bách Khoa TP.Sài Gòn) cho biết trong thời gian học cao học tại Singapore, anh gặp rất nhiều giáo sư, nghiên cứu sinh Trung Quốc lúc nào cũng khẳng định “Chính Hồng quân Công Nông Trung Quốc đã hy sinh 10.000 đồng chí để đánh thắng Pháp tại Điện Biên Phủ”, chỉ đến khi đuối lý trong tranh luận về các tư liệu lịch sử, họ mới thừa nhận rằng “hồi còn đi học tiểu học đã được các thầy cô giáo dạy như vậy”(!) Một sự ngộ nhận nguy hiểm đến mức kinh hoàng đã được lây lan dai dẳng như thế đấy.


 


Cái hộ chiếu cũng vậy, nó sẽ mang dấu thị thực nhập cảnh của những quốc gia mà người mang nó bước đến. Ngay hôm nay, nó chưa phải là sự công nhận về mặt pháp lý quốc tế với tham vọng chủ quyền của Trung Quốc, nhưng sau ba mươi năm, năm mươi năm nữa, nó sẽ là “di sản lịch sử đối với việc quốc tế công nhận lãnh hải của Trung Quốc”.


Bởi vì sau quốc huy và quốc ca, sự tồn tại của một quốc gia thể hiện trên ba thứ: đồng tiền, hộ chiếu và con tem. Với 6 triệu hộ chiếu có hình đường chín đoạn, Trung Quốc đã in ra một bản đồ quốc tế dành cho cá nhân với số lượng 6 triệu bản in, đập vào mắt, khắc vào tâm trí người mang nó mỗi khi trình ra tại bàn khai báo thủ tục xuất nhập cảnh. Và động thái đóng dấu huỷ vào đường chín đoạn cùng với việc cấp thị thực rời cho người mang hộ chiếu, Việt Nam đã kiên quyết nhắc lại rằng: mỗi lần bạn sử dụng hộ chiếu này là mỗi lần bạn vi phạm chủ quyền quốc gia chúng tôi.


 


Công luận hồ hởi hoan nghênh các sĩ quan binh sĩ biên phòng Việt Nam về cách hành xử khéo léo trên, nhưng việc làm ấy rồi sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt nếu bản thân mỗi người Việt Nam không ý thức được rằng mình phải có trách nhiệm tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn di sản của cha ông đã đổ máu mới xây dựng được như ngày hôm nay. Từ việc ghi một cách thờ ơ là “giặc Phương Bắc” trong khi có thể nói ngắn gọn là “giặc Hán” với  bài đọc lịch sử về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách giáo khoa, đến việc xuất bản tiểu thuyết có nội dung chống Việt Nam như “Chiến hữu trùng phùng” (Ma chiến hữu) của Mạc Ngôn (NXB Văn Học 2008), truyện tranh Hắc Báo (NXB Văn hóa – Thông tin, đơn vị liên kết: công ty sách Nhân Văn – 2009) và những bản đồ Trung Quốc có in hình lưỡi bò chín đoạn trong các sách có nội dung liên quan Trung Quốc....


 


Tất cả những việc nêu trên cho thấy giữa ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia và việc làm của những người lớn Việt Nam có nhiều bất cập, thì sao có thể định hướng giáo dục đúng đắn cho trẻ em? Và đâu là động cơ của sai phạm đó? Lợi nhuận hay thiếu hiểu biết? Phải chăng việc giáo dục công dân Việt Nam về chủ quyền biển đảo trong suốt một thời gian dài đã không được quan tâm đúng mức? Và sự kiện hộ chiếu in hình lưỡi bò này gợi tôi nhớ đến sự thể hiện biểu trưng quốc gia trên mỗi con tem. Bạn bè, người thân của gia đình chúng tôi ở nước ngoài dù có thể liên lạc dễ dàng bằng thư điện tử cũng như điện thoại vẫn luôn mong mỏi được nhận những cánh thiệp mừng năm mới trong phong bì có dán tem thay vì đóng dấu tem máy vô hồn, bởi con tem chính là hình ảnh sống động về sự tồn tại của quê hương, của chính quyền nơi gửi.


 


Khác với đồng tiền sẽ phải dừng lại ở biên giới quốc gia, hộ chiếu chỉ có ý nghĩa cá nhân sử dụng, tem sưu tập (có giá trị tài sản để chuyển đổi khi đóng dấu ngày phát hành đầu tiên) và mang tác dụng giáo dục không chỉ với người lớn và trẻ em Việt Nam mà cả với bạn bè quốc tế, bởi không có nhân viên an ninh ở quốc gia nào dám xé tem dán trên phong bì vì việc ấy xâm hại quyền tự do thư tín của công dân nhận thư. Có thừa không, khi yêu cầu Bộ Thông tin -  Truyền thông nghiên cứu việc phát hành bộ tem in hình các bản đồ quốc tế từ thế kỷ 19 công nhận Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam? Có quá phiền không khi mỗi công dân Việt Nam bớt chút thời gian của mình để dán những con tem này lên phong bì thư bảo đảm gửi đi trong và ngoài nước? Nếu có thì xin hãy cảm phiền vì chút thời gian mất đi ấy chính là phút giây dành cho ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, để tỏ rõ tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.


 


Âu đó cũng là sự thể hiện quyết tâm của toàn dân Việt Nam, để “không phải hổ thẹn với tiền nhân” như lời kêu gọi thiết tha của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong bài viết gửi các cơ quan truyền thông nhân dịp kỷ niệm quốc khánh 02 tháng 9. Chúng ta không tham một tấc đất của ai, nhưng đất đai của tổ tiên, của ông cha để lại thì cương quyết không không rời bỏ, dù chỉ là hạt cát nhỏ bé. Điều ấy xin được thể hiện không chỉ bằng lời nói, mà phải bằng hành động, với quyết tâm thể hiện từ từng thói quen trong cuộc sống.

                                                                                 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Israel thử thành công lá chắn tên lửa (25-11-2012)
    Palestine khai quật mộ cố tổng thống Arafat (14-11-2012)
    Trung Quốc chuẩn bị củng cố hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa  (11-11-2012)
    Mỹ chỉ trích việc Lào xây đập Xayaburi  (06-11-2012)
    Phản đối Trung Quốc gấp rút hoàn thiện "Tam Sa"  (05-11-2012)
    Đảng CS Trung Quốc họp trù bị cho Đại hội 18  (01-11-2012)
    Mỹ mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Á (25-10-2012)
    Trung Quốc khai thác hai mỏ dầu mới ở Biển Đông (18-10-2012)
    Khám phá 90 bản đồ cổ liên quan Trường Sa, Hoàng Sa (18-10-2012)
    Nga nhăm nhe bỏ rơi đồng minh Syria (05-09-2012)
    Trung Quốc khích Đài Loan tập trận ở Trường Sa (05-09-2012)
    Yêu cầu Trung Quốc hủy mời thầu dầu khí gần Hoàng Sa (31-08-2012)
    Học giả Trung Quốc kêu gọi bỏ “đường 9 đoạn” (28-08-2012)
    James Webb: Hoa Kỳ cần có thái độ cứng rắn đối với TQ tại biển Đông (21-08-2012)
    Trung Quốc có nguy cơ thành kẻ thù chung của thế giới (20-08-2012)
    “Hải giám Tam Sa” lấn lướt xâm phạm ở Biển Đông (31-07-2012)
    Hợp sức đấu tranh cho chủ quyền VN (29-07-2012)
    Nhiều bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (25-07-2012)
    Cảnh báo xung đột trên biển Đông (25-07-2012)
    Trung Quốc đang tăng áp lực với Việt Nam (23-07-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152759611.